0 SP
0đ
Hotline: 0939.68.86.00 - 0903.79.39.39
Danh mục sản phẩmMenu

»
»

Chi tiết kế hoạch mở quán trà sữa và kinh nghiệm kinh doanh trà sữa.

Mở quán trà sữa cần những gì? Phải làm những gì trước và cái gì sau, đây là mối lo lắng của tất cả những ai đang muốn mở quán trà sữa nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Và bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc và chi tiết từng bước để hoàn thiện trong việc mở và kinh doanh quán trà sữa như thế nào?

1 Lập kế hoạch kinh doanh trà sữa

Bước 1: Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là các bạn phải tìm hiểu về thị trường kinh doanh trà sữa, đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp, đối tượng khách hàng...

Xu hướng trà sữa hiện tại đang được yêu thích là gì?

Đối thủ cạnh tranh của bạn, điểm mạnh điểm yếu của họ?

Khách hàng bạn đang muốn hướng đến là ai? ( Học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng...)

Khi bạn đã tìm hiểu đủ mục đích đôi tượng sẽ giúp bạn đưa ra được chiến lược nhất định trong việc kinh doanh trà sữa.

Bước 2: Xác định vốn mở quán trà sữa

Kinh doanh trà sữa với 10 triệu đồng

 

                                                                                                                                                                                     ( ảnh: internet )

Với 10 triệu, bạn có thể bắt đầu bằng việc kinh doanh trà sữa vỉa hè. Đây là một kiểu kinh doanh ít vốn, với 10 triệu các bạn có thể mua 1 chiếc xe đẩy innox 6 triệu, 2 triệu mua nguyên vật liệu làm trà sữa, 2 triệu mua những thứ lặt vặt như thùng đá, ly, ống hút, ghế nhựa... Khi kinh doanh trà sữa vỉa hè, bạn nên tràn trí bảng hiệu thật bắt mắt, loa phát nhạc, menu viết bút neon nhiều màu... để thu hút được sự chú ý của khách hàng. Tuy hình thức kinh doanh ít vốn lại không mất chi phí mặt bằng nhưng sẽ rất vất vả. Ngoài việc đứng ngoài trời nắng, chưa kể những hôm mưa, bạn còn phải đối mặt với việc bi công an và dân phòng hỏi thăm... Nên các bạn hãy suy nghĩ kĩ trước khi có ý định mở quán trà sữa vỉa hè nhé!

Mở quán trà sữa 100 triệu

                                                                                                                   ( ảnh: internet )

Với 100 triệu các bạn cũng đã mở được quán trà sữa với quy mô nhỏ, thuê mặt bằng và đa dạng hóa menu đồ uống. Tuy nhiên, với số vốn này thì bạn sẽ không thuê được vị trí đẹp, không gian nhỏ nên cũng rất khó để trang trí quán cho đẹp được. Nó đòi hỏi bạn phải thật khéo léo trong việc trang trí và tính toán kĩ lưỡng để sử dụng hiệu quả số vốn đầu tư của mình. Và bạn cũng cần có chiến lược rõ ràng để đem lại doanh thu cho quán của mình.

Mở quán trà sữa với trên 200 triệu

                                                                                                                              ( ảnh: internet )

Số tiền này đủ để bạn sở hữu một quán trà sữa kha khá ở vị trí đẹp, có thể thiết kế, tang trí bắt mắt, thu hút được nhiều khách hàng hơn. Nên chọn địa điểm gần trường học, khu văn phòng, các con phố đông sẽ tăng doanh thu với nguồn khách vãng lai. Tuy nhiên, số vốn càng lớn rủi ro cũng càng lớn. Vậy nên, khi có ý định mở quán trà sữa với số vốn 200 triệu, bạn cần có kĩ năng quản lý để tránh tình trạng thất bại. Hoặc bạn mở cửa hàng nhượng quyền thương hiệu, kinh doanh hình thức này bạn sẽ được chuyển giao công nghệ, cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, đồ dùng... bạn cũng không cần phải lo việc marketing.

Bước 3: Tìm hiểu kinh nghiệm kinh doanh và lên menu cho quán trà sữa

Kinh nghiệm mở quán trà sữa là tất cả những gì thuộc về giá trị tích lũy của người đi trước. Hãy gặp gỡ họ xin học hỏi thêm kinh nghiệm kinh doanh, hoặc dùng óc quan sát xem tại những quán trà sữa đông khách họ đang bán gì? Cách phục vụ như thế nào và họ có những chiến lược kinh doanh như thế nào để thu hút khách… Từ đó bạn có thể sưu tầm và học hỏi chính những kinh nghiệm đó cho quán của bạn sau này.

Song với việc học hỏi kinh nghiệm kinh doanh, thì việc hoàn thiện menu cho quán là điều hết sức cần thiết. Bạn có thể đang có ý định mở quán trà sữa Thái Lan, hay trà sữa chân trâu, hoặc kết hợp bán thêm trà sữa Đài Loan, Zipper… Điều này một phần sẽ còn phụ thuộc vào việc phân tích thị trường và xác định phân khúc khách hàng mục tiêu.

Bước 4: Tìm địa điểm mở quán trà sữa

Nhìn vào đối tượng khách hàng tiềm năng nên bạn cũng biết những vị trí hái ra tiền se là cạnh trường học, các khu vui chơi giải trí. Địa điểm đẹp đồng nghĩa với giá thành co. Nếu bạn băn khoăn về mức giá và giải pháp ít tốn kém là lựa chọn địa điểm ít cạnh tanh, lùi vào trong ngõ một chút và kết hợp bán online.

Bước 5: Lên ý tưởng thiết kế và trang trí quán trà sữa

Ngày nay nhiều người đến các quán trà sữa không chỉ để uống mà còn để check-in. Vì thế trang trí quán trà sữa đẹp, lung linh sẽ thu hút nhiều khách. Bạn có thể tự thiết kế hoặc thuê các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp cho quán của mình.

Bước 6: Nhập máy móc nguyên liệu

Vấn đè nhập máy móc nguyên liệu chính là một trong những khoản đầu tư cần chú ý. Làm trà sữa cần khá nhiều máy và các nguyên liệu. Đầu tư đầy đủ máy móc tốt nhất, nhưng chi phí cao, bạn nên cân nhắc phụ thuộc vào quy mô mà chọn những loại máy phù hợp tránh lãng phí.

Bạn cũng nên tham khảo và tìm ra nhà cung cấp nguên liệu chất lượng mà giá cả tốt nhất. Tìm một nhà cung cấp nguồn nguyên liệu uy tín. Bạn có thể tham khảo tại đây.

Bước 7: Thiết lập website bán trà sữa

Bán hàng trực tuyến đang là một hình thức bán hàng tuyệt vời. Việc đặt hàng online đang ngày một phổ biến, bạn chỉ cần ngồi nhà check dơn hàng, chuẩn bị dồ uống và chuyển shipper đi giao hàng.

Nếu bạn mở 1 quán trà sữa có view đẹp đồ uống ngon, không có lý do gì để bạn không tiến hành song song trong việc kinh doanh. Không phải ai cũng có thời gian ngồi nhâm nhi cốc trà sữa nhưng họ có thể đặt về nhà, cơ quan văn phòng. Lượng khách hàng online không hề nhỏ trong khi thời buổi công nghệ dang phát triển hãy tận dụng triệt để nếu bạn muốn tăng doanh thu cho quán của mình.

Bước 8: Hoàn thiện thủ tục pháp lý

Mở quán trà sữa có cần giấy phép kinh doanh không? Theo quy định pháp luật thì chỉ có một số ngành nghề kinh doanh thu nhập thấp như bán hàng rong, vỉa hè, hay một số ngành nghề do địa phương quy định. Còn trường hợp đã có địa điểm cố định tất nhiên phải làm thủ tục pháp lý và có giấy phép.

Bước 9: Thuê và quản lý nhân sự cho quán

Việc tuyển nhân viên cũng khá quan trọng, tuyển nhân  viên pha chế, nhân viên phục vụ. Giá của mỗi nhân viên vào khoảng 12-20k/1h. Tùy vào lượng công việc để thuê số lượng người cho phu hợp tránh lãng phí.

Bước 10: Lên kế hoạch marketing cho quán

Những shop không có sự tăng trưởng phần lớn roi vào những shop không đầu tư cho quảng bá, tiếp thị sản phẩm. Đừng tiếc nếu bạn đầu tư nhiều cho việc quảng bá sản phẩm nếu bạn không muốn quán mình phát triển.

Ban có thể quảng bá trà sữa của mình trên các ứng dụng chuyên về ăn uống như foody, lozi, baemin....hay chạy quảng cáo Google, Facebook, làm SEO.. Có rất nhiều hình thức quảng bá cho sản phẩm của bạn, nên bạn hãy cân nhắc lựa chọn hình thức phù hợp với điều kiện của mình.

2. Giả đáp thắc mắc kinh doanh trà sữa có lời không?

Trà sữa là một loại thức uống chiếm được cảm tình của số đông khách hàng, đặc biệt là các bạn trẻ. Hương vị trà sữa không chỉ thơm ngon mà cong khá lạ miệng và phù hợp với khẩu vị nhiều người. Bởi bản thân trà sữa có rất nhiều hương vị khác nhau để các bạn lựa chọn. Do đó, với nhiều người yêu thích trà sữa như vậy, tất yếu kinh doanh trà sữa sẽ có lời.

Dù trên thị trường có rất nhiều quán, nhưng có thể thấy nhu cầu uống trà sữa của các thực khách rất cao nên quán nào cũng bị chật chỗ, nhất là các khung giờ cao điểm như buổi tối.

Nên chắc chắn nếu trà sữa của bạn đảm bảo chất lượng, an toàn và có sự đầu tư về veiw thì chắc chắn kinh doanh trà sữa sẽ có lời.

Sản phẩm nổi bật

-10%

Thốt nốt Mimosa 1kg

50.000đ 55.000đ
-6%
0903793939
Chat FB
Chat Zalo